Bà Vũ Ngọc Anh công bố khởi động cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Siêu quốc gia
Cách đây vài năm, chị Thảo bắt đầu làm những món đầu tiên trong hành trình giữ lại ký ức tết xưa. Dần dần, qua mỗi năm, góc tết tí hon ngày càng đầy đủ hơn. Nào là cành mai, tranh khảm trai sơn mài, mâm ngũ quả, hủ dưa cải chua, củ kiệu, khay mứt, bánh tai heo, thùng nước ngọt, con heo đất, bộ lô tô…Huỳnh Kiến An: Tôi sống được, nuôi vợ con cũng nhờ nghề diễn
Tổ chức Times Higher Education (THE) đặt trụ sở tại Anh ngày 22.1 công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới theo nhóm ngành đào tạo năm 2025. Lần đầu tiên, có 9 trường ĐH Việt Nam góp mặt và được xếp hạng ở 8/11 nhóm ngành là: kinh doanh và kinh tế, khoa học máy tính, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật, y tế và sức khỏe.Trong số này, 3 đại diện lần đầu được xếp hạng là ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Y Hà Nội. Đây cũng là 3 trường mới góp mặt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 do THE công bố vào năm 2024. Còn lại, 6 gương mặt cũ là ĐH Duy Tân, Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Huế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hiện, chưa có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp thế giới ở 3 lĩnh vực là nghệ thuật và nhân văn, luật, tâm lý. Với các nhóm ngành đào tạo còn lại, thứ hạng của các trường không thay đổi nhiều so với năm trước, song tín hiệu tốt là các ĐH vẫn giữ thứ hạng ổn định trong bối cảnh tổng số đơn vị tham gia xếp hạng tăng lên. Năm nay cũng không có đại diện nào lọt vào tốp 300 trường có nhóm ngành đào tạo ĐH tốt nhất thế giới.Chi tiết hơn, với lĩnh vực kinh doanh và kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM dẫn đầu Việt Nam ở vị trí 301-400, cách biệt khá xa với các trường còn lại vốn chỉ nằm ở nhóm 601-800 và 801+. Còn ở ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng nhất với thứ hạng 401-500, chênh lệch nhỏ với vị trí số 2 là ĐH Duy Tân (nhóm 501-600).Ở nhóm ngành kỹ thuật, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều đạt thứ hạng cao nhất Việt Nam, cùng thuộc vị trí 301-400. Điều này diễn ra tương tự ở lĩnh vực khoa học sự sống (hai trường cùng đạt thứ hạng 401-500) và khoa học tự nhiên (301-400). Còn ở nhóm ngành y tế và sức khỏe, ĐH Duy Tân được xếp số 1 Việt Nam ở thứ hạng 401-500. Tương tự, ĐH này cũng dẫn đầu lĩnh vực khoa học xã hội (401-500).Riêng ở lĩnh vực khoa học giáo dục Việt Nam chỉ có một đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội, thuộc nhóm 401-500. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trường đạt được thành tích này sau nhiều năm liền không có đơn vị nào từ Việt Nam góp mặt.THE thông tin phương pháp xếp hạng các nhóm ngành đào tạo vẫn dựa trên 18 tiêu chí, chia thành 5 nhóm là môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và triển vọng quốc tế, tương tự cách xếp hạng các ĐH tốt nhất thế giới. Tuy vậy, để đảm bảo công bằng, trong mỗi nhóm ngành, tổ chức này sẽ điều chỉnh trọng số của một số tiêu chí chứ không áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả.THE ví dụ đối với nhóm ngành nghệ thuật và nhân văn, nơi công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các tạp chí khoa học, thì tiêu chí về trích dẫn bài báo sẽ bị giảm trọng số. Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật lại chú trọng hơn vào năng suất nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, thế nên trọng số của các tiêu chí này sẽ tăng. Tóm lại, cách xếp hạng mỗi nhóm ngành sẽ tùy thuộc vào đặc thù tương ứng.Dữ liệu xếp hạng các nhóm ngành đào tạo tốt nhất thế giới được tổng hợp dựa trên 157 triệu trích dẫn khoa học, 18 triệu ấn phẩm nghiên cứu và phần phản hồi khảo sát từ hơn 93 nghìn học giả trên toàn cầu, THE nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.
HLV Kim Sang-sik sẽ là phiên bản 2.0 của ông Park Hang-seo hay Gong Oh-kyun?
Hôm nay 4.2 (mùng 7 tháng giêng), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế. Nghi lễ do lãnh đạo trung tâm chủ trì, cùng sự tham gia của đội nhã nhạc theo nghi thức của triều Nguyễn.Trước nghi thức hạ nêu là các nghi lễ cúng nêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, cử chuông trống... Sau khi cây nêu hạ xuống, kim ấn được lấy ra khỏi hộp, đánh dấu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc.Kết thúc lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng đã khai ấn và tặng chữ cho du khách tham quan. Thư pháp ghi sẵn các chữ "thịnh vượng", "cát tường", "phúc", "lộc", "thọ"…, sau đó dùng ấn đóng dấu vào rồi tặng du khách.Háo hức xếp hàng xin chữ đầu năm, anh Lê Văn Toàn (47 tuổi, du khách đến từ Gia Lai) cảm thấy may mắn khi bất ngờ nhận "lộc" đầu năm. "Nghi thức diễn ra rất sớm nhưng tôi may mắn khi được tham gia và chứng kiến. Cầu mong một năm mới quốc thái, dân an, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người", anh Toàn nói.Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, lễ hạ nêu báo hiệu mọi người trở lại với cuộc sống thường nhật. Về phương diện văn hóa, nghi lễ giới thiệu cho đông đảo du khách trong và ngoài nước biết thêm về sinh hoạt của tết xưa ở chốn cung đình, những giá trị truyền thống và gia tăng trải nghiệm trong ngày đầu xuân.
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
Cầu thủ xuất sắc nhất EURO 2020 Gianluigi Donnarumma ra mắt PSG
Báo cáo công bố tháng 4.2024 đề cập đến một hành tinh đang xoay quanh sao Barnard, hệ sao đơn gần thứ hai so với trái đất. Tuy nhiên, sự phối hợp sau đó của một loạt các đài thiên văn trên khắp thế giới đã xác nhận sự tồn tại không phải một mà đến 4 hành tinh nhỏ, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters số tháng 3.Các nhà thiên văn học cho biết họ đã sử dụng Đài Thiên văn Gemini ở bang Hawaii (Mỹ) và Kính Viễn vọng Cực lớn (VLT) ở Chile để phát hiện những hành tinh mới."Phát hiện trên phản ánh sự đột phá trong việc sử dụng chính xác những công cụ này so với thời các thế hệ các nhà nghiên cứu trước đó", Đài ABC News hôm nay 19.3 dẫn lời tác giả báo cáo là nghiên cứu sinh Ritvik Basant của Đại học Chicago (Mỹ).Sao Barnard là sao khổng lồ đỏ được phát hiện năm 1916. Kể từ đó, giới thiên văn học thống kê được ít nhất 70% số sao của Dải Ngân hà thuộc dạng sao này. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu muốn biết thêm về các hành tinh xoay quanh chúng, theo Đại học Chicago."Đó là phát hiện vô cùng phấn khích, sao Barnard là láng giềng của chúng ta, nhưng con người lại biết quá ít về nó", tác giả báo cáo Basant cho biết.Các hành tinh của sao Barnard có khối lượng dao động từ 20% đến 30% so với trái đất, và nhiệt độ bề mặt quá nóng để có thể cho phép sự sống tồn tại. Chúng nhiều khả năng là các hành tinh đá chứ không phải hành tinh khí.